- Vào một ngày sau các vụ mùa những người nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.
Trong dịp Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những món ăn nào! - 1 |
- Mọi người dân đều đau đầu và không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông đã chỉ dân chúng rằng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, rồi sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục.
- Mọi người dân đều làm theo và chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Hơn nữa, ôão ông còn bảo thêm rằng: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng đã vô cùng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.
- Để tưởng nhớ sự việc này thì dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi là "Tết Đoan Ngọ", vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Vậy "Giết sâu bọ" thì dùng những món ăn nào ?
1. Bánh tro
Trong dịp Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những món ăn nào! - 2 |
- Đây là một trong những món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở nhiều vùng miền của Việt Nam. Bánh tro được xem như là món ăn hội tụ tinh hoa của đất trời bởi khâu lựa chọn nguyên liệu và quy trình chế biến rất tỉ mỉ.
- Nếp làm bánh phải lựa loại đều hạt, thơm và nhất định không được lẫn với gạo tẻ. Nước tro dùng để nấu bánh được gạn từ nước tro đốt từ những cây rơm nếp vàng óng. Vì vậy bánh tro theo ông bà xưa là có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ có tác dụng tiêu tan hết bệnh tật trong người đồng thời giải nhiệt trong tiết trời oi bức tháng 5.
2. Cơm rượu nếp
Trong dịp Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những món ăn nào! - 3 |
- Tương tự như bánh tro thì cơm rượu nếp là món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. Vào đúng buổi sáng mồng 5, sau khi thức dậy, đánh răng rửa mặt, mỗi người sẽ ăn một bát cơm rượu để diệt sâu bọ trong người. Ở một số vùng của miền Trung, người ta còn cắt một vài lát chanh mỏng, cho thêm đường cho bớt chua và nuốt chửng. Họ quan niệm rằng, sâu bọ trong người sẽ chết khi ăn trái cây chua vào buổi sáng.
3. Thịt vịt
- Món thịt vịt ngày trước được xem là món ăn đặc trưng trong ngày Tết đoan ngọ của người miền Trung, tuy nhiên càng ngày thịt vịt càng phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước.
Trong dịp Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những món ăn nào! - 4 |
- Người ta cho rằng thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, tăng thêm năng lực. Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao và hạ nhiệt. Chính vì thế trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực, nên người ta dùng thịt vịt để quân bình nhiệt – hàn.
- Mặt khác nữa, có người lại cho rằng bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, thịt vịt béo hơn và không có mùi hôi. Do đó mà trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
4. Hoa quả đúng mùa
Trong dịp Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những món ăn nào! - 5 |
- Giống như bánh tro, cơm rượu nếp và thịt vịt thì hoa quả đúng mùa cũng được xem là một phương thuốc diệt sâu bọ. Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn.
- Các loại trái cây mùa hè như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu cũng là các thứ quả không thể thiếu trên ban thờ ngày Tết Đoan Ngọ.
Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét