:::: MENU ::::
     Trẻ nên ăn đủ tinh bột; ăn vừa phải đạm và chất béo; hạn chế muối và đường; dùng nhiều rau củ quả giàu vi chất để hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể.

Dinh dưỡng bữa ăn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bà mẹ có con còi cọc hoặc béo phì. Số lượng và chất lượng các loại thực phẩm thường được mẹ cân đo, đong đếm chi tiết. Song không phải phụ huynh nào cũng nắm được khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng cho con, trẻ có thể thừa hoặc thiếu chất, ảnh hưởng đến đà phát triển về sau.

Ăn thiếu chất là một trong những nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng. Khảo sát năm 2014 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, khẩu phần ăn mất cân đối khiến 15% trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân; 25% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi. Ngoài ra, trẻ ăn thiếu chất còn mắc các bệnh biếng ăn, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da…


Khẩu phần dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi
Khẩu phần dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi

Trong khi đó, trẻ thừa cân béo phì chủ yếu do dư thừa dinh dưỡng, khẩu phần năng lượng hấp thu qua bữa ăn vượt quá mức năng lượng tiêu hao. Phần năng lượng dư thừa được chuyển thành mỡ, tích lũy trong các bộ phận cơ thể, về lâu dài sẽ khiến trẻ rối loạn hormone tăng trưởng, viêm xương khớp, tim mạch...

Nghiên cứu năm 2013 của Viện Nghiên cứu Y Xã hội học cho thấy, có đến 30% bà mẹ Việt không biết con mình thừa cân. 15% phụ huynh có con béo phì vẫn muốn bé tiếp tục tăng cân. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ trẻ béo phì chiếm đến 6%. Nhiều trẻ dư cân nhưng thiếu chất (sắt, canxi...), xếp vào hàng suy dinh dưỡng thể béo phì hoặc còi xương thể bụ. 

       ==> Xem Thêm

Tính cân bằng của khẩu phần ăn được quyết định bởi hàm lượng 4 nhóm chất: protein, lipid, đường bột, vitamin và khoáng chất. Trong đó, nhóm đạm, tinh bột và chất béo có vai trò bổ sung năng lượng, tái tạo cơ bắp. Nhóm vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm, rau củ hỗ trợ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể trẻ hoạt động tốt hơn.

Nhiều mẹ cho rằng trẻ ăn càng nhiều chất béo càng tốt. Tuy nhiên, chất béo dù cần thiết cho cơ thể bé nhưng lại khó tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ suy dinh dưỡng, chức năng đường ruột kém. Tinh bột, rau củ, hoa quả nên ăn đủ; thịt cá ăn vừa phải; song chất béo nên ăn có mức độ, dưới 50g mỗi ngày.

Mẹ cũng cần lưu ý cách chế biến thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, nhằm đảm bảo khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Trẻ 1-3 tuổi nên hạn chế ăn muối và đường. Khẩu phần ăn cần kết hợp ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm cơ bản để đảm bảo đủ dinh dưỡng, hấp dẫn khẩu vị.

Khi bữa ăn đa dạng và cân đối, trẻ sẽ có nguồn năng lượng lành mạnh để tăng trưởng thể lực, phát triển trí não và nâng cao miễn dịch.


     Chúc các bạn thành công với khẩu phần dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi nhé! 


     Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!

Website:  SixPluss.vn

    Em năm nay 20 tuổi, huyết áp đo được trong tuần gần nhất là 140/70, không kèm theo bệnh lý gì.

Em cao 1,77 m, nặng 84 kg. Xin bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện để ổn định huyết áp. (trunghoangchelsea1).

Trả lời:


Cách ăn uống, tập luyện để ổn định huyết áp
Cách ăn uống, tập luyện để ổn định huyết áp

Chào em,

Với cân nặng và chiều cao hiện tại, em có chỉ số BMI là 26,8, ở mức béo phì độ 1. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… Do đó, tốt nhất em nên đi khám tổng quát để tầm soát bệnh tật, theo dõi thêm huyết áp vì với mức hiện tại chưa thể chẩn đoán tăng huyết áp. Khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cho em cách giảm cân hợp lý.

Ẹm có thể tham khảo cách giảm cân trong bài chế độ ăn giảm cân phù hợp chỉ số BMI, thực đơn giảm cân trong 13 ngày, các bài tập giúp bụng phẳng eo thon.


  Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe nhé! 

     Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!

Website:  SixPluss.vn

    Tôi là nhân viên văn phòng, nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý. Xin cám ơn. (vmquang95).

Trả lời:

Chào bạn,

Chế độ dinh dưỡng của một người phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật của người đó. Ví dụ người gầy và suy dinh dưỡng thì nhu cầu khác với người béo phì hay cân nặng bình thường. Rất tiếc, bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về tuổi, giới, cân nặng, chiều cao để bác sĩ tư vấn thực đơn phù hợp nhất với bạn.


Chế độ ăn hợp lý cho dân văn phòng
Chế độ ăn hợp lý cho dân văn phòng

Về cơ bản, một nhân viên văn phòng bình thường thì chế độ ăn uống hợp lý là đa dạng thực phẩm, đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa. Bữa ăn luôn đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm: bột đường (cơm, bún, phở, mì), đạm (thịt, cá, trứng), rau củ và trái cây. Trong ngày nên bổ sung thêm từ một đến 2 ly sữa hoặc sữa chua giúp nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi.

Bạn cần nhớ nguyên tắc ăn uống lành mạnh: Ăn vừa đủ no, đủ bữa, điều độ, không ăn quá khuya, hạn chế thức ăn béo, ngọt, mặn. Đảm bảo duy trì cân nặng trong khoảng giới hạn bình thường, cụ thể là chỉ số BMI từ 18,5 đến 22,9. Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động, tập thể dục, chơi thể thao ít nhất từ 30 đến 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần trong tuần.

  Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe nhé! 


     Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!

Website:  SixPluss.vn

    Uống nhiều nước lọc, ưu tiên hoa quả và rau xanh, hạn chế đồ chiên xào, dậy sớm tập thể dục... giúp thanh lọc cơ thể và bài tiết độc tố.

Hàng ngày, cơ thể phải tiếp xúc với nhiều yếu tố gây hại từ môi trường ô nhiễm, khói bụi đường phố, nguồn nước nhiễm asen, rượu bia, thuốc lá, thức ăn công nghiệp, thực phẩm bẩn... Những chất độc hại này tích lũy theo thời gian, phá hủy dần các tế bào bên trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (khó ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, thừa cân béo phì, sạm nám da, viêm đường hô hấp, nhiễm độc gan, rối loạn chuyển hóa, lão hóa, ung thư).

Bộ máy thải độc của cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa các độc chất ở dạng khó đào thải thành dạng dễ đào thải, đưa ra ngoài qua hệ bài tiết. Quá trình thải độc sẽ diễn ra mạnh mẽ ngay tại các tế bào. Tuy nhiên thì nhiều khi lượng độc tố tích tụ càng nhiều thì bộ máy làm việc không kịp tới các tế bào tổn thương, từ đây các khối u ác tính bắt đầu xuất hiện.


Bí quyết ăn uống và tập luyện đơn giản để giải độc cơ thể hiệu quả - 1
Bí quyết ăn uống và tập luyện đơn giản để giải độc cơ thể hiệu quả - 1

Chung thân vô bệnh là mong muốn từ ngàn xưa của con người. Để cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, cần sớm điều chỉnh lại chế độ ăn uống và tập luyện giúp thải trừ các chất độc ứ đọng.

Người xưa có câu: "Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất", ý nói bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Đầu tiên phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe. Ăn chớm thấy no sẽ giúp cơ thể kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh thừa cân béo phì. Đối với những khẩu phần ăn hàng ngày thì bạn nên ưu tiên hoa quả và rau xanh, món hấp và luộc; hạn chế đồ chiên xào, thức ăn nhanh, nước ngọt.

Cơ thể cũng cần protein để hoạt động, đặc biệt là các loại protein thực vật có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hóa.

     ==> Xem Thêm
Uống nhiều nước giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và loại bỏ stress. Bạn cũng nên uống nước lọc bất cứ khi nào mà bạn đang cảm thấy khát thay cho các loại đồ uống khác. Khác với soda hay nước hoa quả, nước lọc giúp thanh lọc cơ thể và bài tiết độc tố hiệu quả hơn. 

Bí quyết ăn uống và tập luyện đơn giản để giải độc cơ thể hiệu quả - 2
Bí quyết ăn uống và tập luyện đơn giản để giải độc cơ thể hiệu quả - 2

Dậy sớm tập thể dục là cách đơn giản đốt cháy mỡ nội tạng trong cơ thể, thúc đẩy hệ bài tiết thanh lọc bài trừ các chất độc. Vận động cũng có lợi cho hoạt động tim mạch, củng cố hệ cơ xương khớp. Theo HealthMeUp, tập thể dục thường xuyên làm tăng hormone năng lượng endorphins - liều thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp tinh thần nhẹ nhõm, hưng phấn và hạnh phúc hơn.

  Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe nhé! 

     Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!

Website:  SixPluss.vn

    Bổ sung ngũ cốc, rau củ hay sữa chua uống là cách để duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa đường ruột.

Cuộc sống bận rộn cùng thói quen ăn uống không lành mạnh, nghèo dưỡng chất của người Việt là nguyên nhân khiến sức khỏe đường ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Dưới đây là các nhóm "thực phẩm vàng" cần được bổ sung để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa đường ruột.

Các món ăn từ ngũ cốc thô

Các loại hạt như lúa mì, gạo lứt, hạt ngô, đậu tương... đều là những thực phẩm tốt cho đường ruột. Lúa mì giàu canxi, phốt pho và các amiliza, mantoza khác giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Hạt ngô (bắp) chứa lượng xenlulo cao hơn gấp 4 - 10 lần so với gạo và cá loại bột khác, có tác dụng kích thích nhu động dạ dày ruột, giúp ích cho quá trình tiêu hóa.


'Thực phẩm vàng' giúp cải thiện sức khỏe hệ đường ruột - 1
'Thực phẩm vàng' giúp cải thiện sức khỏe hệ đường ruột - 1

Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã làm thay đổi thói quen ăn ngũ cốc ít hơn so với vài thập kỷ trước. Tỷ lệ ngũ cốc trong bữa ăn đang giảm dần theo thời gian. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng ngũ cốc tốt nhất nên ăn là 20 - 30gram một khẩu phần nhưng trên thực tế, mọi người chỉ ăn khoảng 15 gram.

Bạn nên hầm ngũ cốc (các loại hạt) bằng cách ngâm đậu khoảng 8 - 12 tiếng, các loại hạt khác 2 - 4 tiếng trước khi nấu ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Các loại rau, củ, quả

Tất cả loại rau đều giàu chất xơ, đồng thời mang tính kiềm, giúp trung hòa các axit tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt. Những loại rau tốt cho sức khỏe gồm củ cải, cải bắp, cải xoăn, cà rốt, súp lơ... Các loại trái cây giàu chất xơ như lê, xoài, đu đủ, chuối sẽ giúp làm giảm cholesterol và cải thiện nhu động ruột, làm hệ tiêu hóa tốt hơn.

Trong khi đó, các loại quả như chanh tươi, cam, bưởi, nho, nước mía, mận, táo, cà chua... có hương vị chủ yếu là chua. Nhưng trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng có thể trở thành kiềm và cho phép máu duy trì tính kiềm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% người trưởng thành Việt Nam không ăn đủ mức khuyến nghị tối thiểu 400 gram rau củ quả mỗi ngày. Bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

'Thực phẩm vàng' giúp cải thiện sức khỏe hệ đường ruột - 2
'Thực phẩm vàng' giúp cải thiện sức khỏe hệ đường ruột - 2

     ==> Xem Thêm
Các loại tảo, nấm

Nấm, tảo, tảo bẹ, rong biển, nấm đen... chứa chất phytochemical, chống ung thư và loại bỏ hiệu ứng kim loại nặng. Trong đó, tảo bẹ và rong biển chứa một số lượng lớn các chất nhuận tràng, thúc đẩy bài tiết các chất độc phóng xạ trong cơ thể ra ngoài cùng với phân.

Các loại sữa chua uống lên men

Vi khuẩn có lợi đóng vai trò quan trọng để giữ cân bằng cho hệ sinh vật đường ruột đến một trăm ngàn tỷ khuẩn, với hơn 500 loại khác nhau. Bạn nên bổ sung các loại sữa chua uống lên men (như Yakult) có chứa vi khuẩn chủng Lactobacillus casei Shirota. Lactobacillus casei Shirota được nghiên cứu tại Nhật Bản từ thế kỷ trước, đề kháng mạnh mẽ với dịch dạ dày (độ acid rất cao) và dịch mật cùng các enzim tiêu hóa khác, do đó, đến được ruột non và phát triển.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa ra kết luận về tác dụng của vi khuẩn này đối với sức khỏe con người như giúp thúc đẩy nhu động của ruột, nhuận tràng, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong đường ruột, hạn chế tác dụng hình thành và tích lũy các chất gây thối rữa ruột. Chúng còn có hiệu quả điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể, giúp phục hồi chức năng miễn dịch. Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây


  Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe nhé! 



     Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!

Website:  SixPluss.vn
    Người bị cholesterol cao không nên ăn óc, bầu dục lợn, trứng gà toàn phần, gan lợn, gan gà vì chứa nhiều cholesterol.


Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì
Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì

Làm gì khi bị cholesterol cao

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị hạ cholesterol máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Nguyên tắc là giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có thừa cân, béo phì.

Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một

Mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ăn cho đến khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI. Cần theo dõi cân nặng và BMI để điều chỉnh tổng lượng calo hàng tháng hoặc hàng quý để phòng giảm cân quá nhanh hoặc quá nhiều.

Giảm lượng chất béo

Tuỳ theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng. Tỷ lệ chất béo no chiếm =1/3 tổng số chất béo. Dùng dầu lạc, dầu olive, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên ăn các hạt có dầu như vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô là thực phẩm hiệu quả để cung cấp acid béo không no có nhiều nối đôi omega 3, omega 6. Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều axít béo không no. Loại bỏ các thức ăn nhiều axít béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt.

Giảm lượng cholesterol ăn vào xuống dưới 250 mg/ngày

Không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như óc, bầu dục lợn, trứng gà toàn phần, gan lợn, gan gà. Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, nhưng lại có nhiều lecithin là một chất điều hoà chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó, ở những người có cholesterol máu cao, không nhất thiết kiêng hẳn trứng mà chỉ nên ăn trứng 1-2 lần mỗi tuần.


Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì - 2
Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì - 2

Tăng lượng đạm (protein)

Sử dụng thịt ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, nên dùng cá, đậu đỗ. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương, sữa chua đậu tương... Thực phẩm làm từ đậu tương cũng có chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon giúp làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglycerid.

Bớt lượng đạm giàu mỡ như thịt nửa nạc nửa mỡ, thịt chân giò... Lượng protein chiếm khoảng 12-20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.

Hạn chế đường, mật

Tối đa chỉ nên 10-20 g mỗi ngày.

Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ

Nên ăn gạo lứt, hoặc giã dối để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.


Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì - 3
Người bị cholesterol máu cao nên ăn gì - 3
     ==> Xem Thêm
Ăn nhiều rau quả

500 mỗi ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Các thực phẩm chính chọn lựa đưa vào khẩu phần ăn nhằm chống tác dụng ôxy hoá độc hại của các gốc tự do như thức ăn giàu vitamin E các thực phẩm: giá đỗ, dầu thực vật, dầu gấc, các sản phẩm chế biến từ gấc; thức ăn giàu beta-caroten: cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, xoài, cá loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau giền, rau mồng tơi, rau cải soong...; thức ăn giàu vitamin C: các loại rau quả nói chung; thức ăn giàu selen: rau ngót, rau muống, rau cải bắp...

Một số thành phần đặc biệt của thức ăn cũng có tác dụng chống ôxy hoá như uống nước chè xanh hàng ngày có thể giảm 44-58% nguy cơ bệnh mạch vành tim. Tác dụng có lợi cho sức khoẻ do flvonoid, một loại chất chống ôxy hoá có trong các loại chè.

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ.

  Chúc các bạn có sức khỏe tốt nhé! 

     Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!

Website:  SixPluss.vn
    Nhiều loại gạo trông rất trắng và đẹp mắt do xay xát kỹ nhưng lại làm mất các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo tiến sĩ Đỗ Thị Phương Hà, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay thị trường thường bán các loại gạo rất trắng này. Do quá trình xay xát kỹ, gạo trắng đã mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ…

Vì thế, tiến sĩ Hà khuyên bà nội trợ nên chọn các loại gạo không xay xát quá kỹ cho bữa ăn hàng ngày. Gạo lứt là gạo không bị xay xát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cơ thể kiểm soát đường huyết, hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.

Bên cạnh đó, nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau (như khoai lang, khoai tây, ngô …) để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.

“Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm, do đó tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo. Năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-67% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo, chất đạm cung cấp”, tiến sĩ Hà cho biết.

Mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa hai bát cơm.

Vì sao nên ăn gạo còn cám thay vì gạo trắng?
Vì sao nên ăn gạo còn cám thay vì gạo trắng?
     ==> Xem Thêm
Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý thì phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ vòng đời sẽ tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ, phòng chống hữu hiệu đa số bệnh tật. Vì thế, bữa ăn gia đình có vai trò vô cùng quan trọng và cần được đảm bảo cả về số lượng cùng chất lượng.

Một bữa ăn cân đối cần có đủ các nhóm thực phẩm gồm ngũ cốc, đạm, nhóm chất béo và nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất; hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đường. Trong đó, ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Trong nhóm này gạo là lương thực phổ biến được sử dụng nhiều nhất.


  Chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc sức khỏe nhé! 

     Bạn có thể xem thêm thông tin cho tiết tại: Tại Đây!

Website:  SixPluss.vn